다 했는데 왜 남아야 하나요? Việc đã xong rồi, tại sao phải ở lại công ty? – VĂN HÓA CÔNG SỞ HIỆN NAY TẠI HÀN

0
969
다 했는데 왜 남아야 하나요? Việc đã xong rồi, tại sao phải ở lại công ty?
Ở một đất nước tham công tiếc việc, và cái gì cũng phải “nhanh nhanh” như Hàn Quốc, hình ảnh một nhân viên mẫn cán là phải “đi sớm, về muộn”. Đặc biệt văn hoá làm việc trong công ty luôn đề cao “눈치” – phải để ý, dò ý cấp trên – sếp chưa về thì mông vẫn cứ phải dính lấy chiếc ghế.
Nhưng gần đây, khi những nhân viên thế hệ MZ đi làm, họ lại muốn vạch rõ ranh giới giữa công việc và đời sống riêng tư. Cứ hết giờ là các MZ sẽ xách cặp ra về mà không cần phải để ý đến ánh mắt của người khác. Sếp mà có nhắn tin ngoài giờ hỏi chuyện công việc thì họ cũng sẽ…lờ đi, bởi MZ rất coi trọng quyền nghỉ ngơi riêng tư. MZ đề cao tính cá nhân và với nhiều người thì họ quan niệm rằng phải yêu bản thân trước thì mới đóng góp được cho công ty.
Thế hệ MZ ở Hàn Quốc dùng để chỉ những người sinh từ 1981 – 2010. Đây là sự kết hợp của những người sinh từ năm 1981 – 1996 thuộc thế hệ Millennials và những người sinh từ năm 1997 – 2010 thuộc Thế hệ Z. Thế hệ MZ có đặc điểm là thuần thục trong việc sử dụng Internet, thiết bị di động và cả phương tiện truyền thông xã hội. Vì vậy, họ còn có thể được gọi là “Người bản địa kỹ thuật số (디지털 원주민)”.
Xung đột giữa MZ và thế hệ “cha chú” đã trở thành câu chuyện quen thuộc ở chốn văn phòng. Và những thế hệ đi trước, vốn quen với văn hoá thứ bậc chia sẻ là họ vẫn “khó có thể chấp nhận” được khoảng cách thế hệ quá lớn này.
Đa phần những người đã có kinh nghiệm làm việc ở công ty Hàn Quốc từ 5 năm trở lên đồng ý với quan điểm rằng: MZ thì cũng phải tuỳ việc, tuỳ lúc, chứ công ty đang bận bù đầu mà một mình một kiểu thì cũng khó tồn tại lâu được. “일이 끝났으면 일단 상사와 동료에게 필요하나 게 있는지 확인하는 게 당연한 거 아니었나” – Hết việc của mình rồi thì nên hỏi sếp hay đồng nghiệp là có cần trợ giúp gì không, đó không phải là việc đương nhiên phải làm sao?

Facebook Comments

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận của bạn!
Nhập tên của bạn